Hiện nay ở nước ta có vài loài yến mang loại giá trị kinh tế cao đặc biệt là yến hàng thường làm tổ trong nhà và mang giá trị cao nhất.Sau đây chúng tôi xin cung cấp tên một số loài yến cũng như đặc điểm của chúng.
Một số loài yến phổ biến
Yến cỏ Việt Nam hay là Én (Apus Affinis)
- Sải cánh to (14-16cm);
- Đuôi có mảng trắng;
- Màu đen tuyền ;
- Tiếng kêu đặc biệt;
- Đập cánh một nửa;
- Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
- Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.
Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)
- Đuôi nhọn sẻ đôi;
- Thân mỏng hơn các loài khác;
- Tiếng kêu đặc trưng;
- Đi theo đàn 4 đến 5 con;
- Thường đậu cây dừa;
- Tốc độ bay rất nhanh;
- Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.
Yến tổ trắng ( Yến Hàng Aerodramus Fuciphagus)
- Sải cánh dài (12-15cm);
- Đuôi bầu ;
- Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
- Đập toàn bộ cánh khi bay;
- Tổ to 8-12g;
- Sinh sản 3-4 lứa một năm;
Vòng đời của Chim Yến
Trung bình từ 3 năm đến 7 năm. Ngoài ra cũng đã có phát hiện chim yến sống hơn 10 năm.
Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):
- Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi;
- Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
– Thói quen lượng vòng quanh nhà yến của chim Yến:
+ Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
+ Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.
Các đặc tính sinh học khác
- Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
- Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
- Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
- Thích chơi đùa với nước.
Nếu các bạn có nhu cầu nuôi yến và tìm hiểu kỹ thuật nuôi yến ở trong nhà có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.